Nóc nhà hoặc mái tầng là một phần quan trọng trong việc bảo vệ và che chở gia đình. Việc cúng cất nóc, đổ mái được coi là một nghi lễ quan trọng với mong muốn mang lại sự may mắn và bình an cho ngôi nhà mới. Dưới đây là bài viết giới thiệu chi tiết về văn khấn cất nóc nhà, đổ mái nhà, nhằm giúp bạn đảm bảo việc xây dựng nhà diễn ra suôn sẻ và thành công.
Ý nghĩa lễ cúng cất nóc nhà
Lễ cúng cất nóc được hiểu là nghi lễ báo cáo với Thổ Công và Trời Đất về việc hoàn thành công trình xây dựng nhà ở. Đây là thời điểm gia đình mong đợi sự bình an và cầu chúc cho sự nghiệp cũng như cuộc sống của các thành viên trong nhà luôn gặp may mắn và thuận lợi. Đối với các công trình lớn với mục đích kinh doanh, chủ đầu tư thường rất chú trọng đến việc thực hiện lễ cất nóc. Mục đích của việc này là mong cho quá trình thi công diễn ra suôn sẻ và tạo điều kiện cho việc phát tài, phát lộc trong công việc làm ăn sau này.
Tham khảo: 89+ mẫu bàn thờ gia tiên đẹp hiện đại chuẩn phong thủy
Trình tự tiến hành lễ cất nóc nhà
Việc đầu tiên là lựa chọn ngày tốt, thời điểm tốt để đổ mái nhà và thực hiện các nghi lễ liên quan. Trong năm nay, việc lựa chọn ngày đổ mái, hãy lưu ý tránh những ngày Nguyệt kỵ, Sát chủ, Tam nương, Thụ tử và Dương công kỵ, vì đây là những ngày không thuận lợi cho các công việc trọng đại như động thổ, nhập trạch, cất nóc, hay mở cổng.
Hiện nay, có rất nhiều cách chọn được ngày tốt phù hợp với tuổi và bản mệnh của mình, bạn có thể nhờ đến những thầy phong thủy có kinh nghiệm nếu chưa quen thuộc với việc này.
Chuẩn bị mâm lễ cúng cất nóc – đổ mái nhà
Thường đặt mâm cỗ cúng lễ cất nóc ở khoảng đất trống và việc chuẩn bị các lễ vật phải thật chu đáo để thể hiện sự tôn trọng và thành tâm của gia chủ. Các lễ vật cho lễ cúng này có thể thay đổi tùy theo từng vùng miền, địa phương. Các lễ vật cúng cất nóc bao gồm:
- 1 con gà, đĩa xôi trắng (bánh trưng).
- 1 đía muối, 1 bát gạo, 1 bát nước.
- 5 phần lex giấy tiền vàng, 1 bộ đinh vàng.
- 1 bộ Quan Thần Linh gồm mũ đỏ, quần áo đỏ, kiếm trắng và hia đỏ.
- 5 quả cau, 5 lá trầu, 5 cái oản.
- 9 bông hoa có màu đỏ.
- 1 bao thuốc lá, trà khô và 1 cốc rượu trắng.
- Mâm ngũ quả đủ 5 loại quả với 5 màu sắc khác nhau (tượng trưng 5 hành trong phong thủy).
Các bước tiến hành cúng cất nóc nhà
Để thực hiện lễ cúng cất nóc nhà, gia chủ cần thực thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Trước hết, gia chủ cần chọn ngày giờ phù hợp, thường là giờ hoàng đạo và ngày tốt. Bạn có thể tham khảo ý kiến của các nhà phong thủy hoặc chuyên gia để chọn thời điểm phù hợp.
- Bước 2: Sau đó, cần chuẩn bị ban thờ chu đáo, sắp xếp các mâm lễ trong và ngoài trời sao cho trang trọng, phù hợp với không gian và mục đích của lễ cúng.
- Bước 3: Việc chuẩn bị và bày lễ lên ban thờ phải được thực hiện kỹ lưỡng, đầy đủ lễ vật và tránh thiếu sót.
- Bước 4: Khi đến thời điểm, người chủ lễ sẽ đốt nhang, thắp hương, và tiến hành các nghi thức cúng bái.
- Bước 5: Nghi thức cần được thực hiện bởi chính gia chủ hoặc các thầy cúng.
- Bước 6: Sau khi hương tàn, gia chủ nên khấn xin lễ rồi thực hiện hạ lễ và hoàn tất các thủ tục như hóa vàng và thụ lễ.
- Bước 7: Cuối cùng, nghi lễ kết thúc với niềm hy vọng về sự thành công và may mắn cho ngôi nhà mới.
Bài mẫu văn khấn cất nóc nhà đầy đủ nhất
Trong bài viết trên đây, Tâm An Luxury đã giới thiệu đến bạn bài văn khấn cất nóc nhà cùng những đồ lễ cần sắm và các thủ tục làm lễ đầy đủ chính xác nhất. Hãy nhanh tay lưu lại những thông tin này để đảm bảo buổi lễ diễn ra suôn sẻ và mang lại may mắn cho ngôi nhà của bạn.